Trước khi bị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra và bắt quả tang khám chữa bệnh không phép, ông Thọ đăng tải nhiều clip trên Facebook và Tiktok với nội dung được cho là thiếu căn cứ về dinh dưỡng hay điều trị ung thư.
Trên YouTube, một kênh có tên "bác sĩ Hà Duy Thọ" với hàng nghìn người đăng ký theo dõi, đăng tải nhiều clip ngắn giới thiệu ông này là "chuyên gia dinh dưỡng và thực dưỡng, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1996, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hà Nam".
Tuy nhiên, phản hồi VietNamNet về việc có bác sĩ Hà Duy Thọ từng công tác tại viện hay không, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho hay đã tổ chức rà soát hồ sơ nhân sự của toàn viện trong nhiều năm và không thấy trường hợp này thuộc bệnh viện, không có hồ sơ.
"Các thầy giáo, cô giáo, các bác sĩ công tác lâu năm và lãnh đạo đã về hưu của viện cũng không biết đến tên bác sĩ Hà Duy Thọ", đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết sáng 16/11.
Trước đó, thời điểm kiểm tra địa điểm khám chữa bệnh không phép của ông Hà Duy Thọ, Thanh tra Sở Y tế ghi nhận căn nhà của ông Thọ không treo biển hiệu nhưng vẫn mở cửa hoạt động, có người bệnh đến khám chữa bệnh, không niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh, không có sổ cập nhật, không có hồ sơ bệnh án ngoại trú của người bệnh. Ông Thọ không trình được bằng cấp và chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Đoàn kiểm tra còn phát hiện có "Phiếu khấn nguyện trước khi ăn", phiếu phương pháp OHSAWA công thức số 6, công thức số 7 (phương pháp thực dưỡng) ghi thông tin “BS Hà Duy Thọ”; một số thực phẩm bổ sung, các chai dung dịch có nhãn hiệu "Dr Tho".
Một tài khoản Tiktok có tên "BS Hà Duy Thọ" đăng tải các thông tin y khoa như "uống sữa gây loãng xương; ăn gạo lứt muối mè, pha nước tương uống, sắn dây, ăn thực dưỡng chữa ung thư hay nước mắm ăn thừa sau 4 tiếng sẽ tạo ra chất gây ung thư".
Nhiều bác sĩ bày tỏ bức xúc trước những thông tin y khoa sai lệch trên vì có thể ảnh hưởng tiêu cực nếu người bệnh tin và làm theo.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết tiếp tục làm việc để xác lập các hành vi vi phạm của các cá nhân tại địa chỉ đã kiểm tra, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm đang sử dụng bán cho bệnh nhân và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Kết quả theo dõi sức khỏe 30.000 người trong 20 năm của các nhà khoa học tại Đại học Osaka cũng cho thấy những người tắm mỗi ngày có nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ hoặc đau tim thấp hơn người khác gần 30%.
Nghiên cứu của Hayasaka cũng chỉ ra rằng tắm thường xuyên giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng nội mô mạch máu. Một số nghiên cứu khác cho rằng nán lại trong bồn tắm có thể cải thiện lưu lượng máu trong não và hiệu quả tinh thần, đồng thời giảm khả năng mắc chứng mất trí nhớ.
Theo thống kê, trung bình phụ nữ Nhật Bản có thể sống tới 87,45 tuổi và đàn ông sẽ đạt 81,41 tuổi. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên số người Nhật từ 100 tuổi trở lên vượt con số 80.000, trong đó phụ nữ chiếm hơn 88%.
Theo bác sĩ Jenelle Kim, người sáng lập Phòng thí nghiệm chăm sóc sức khỏe JBK (San Diego, Mỹ), ngâm mình trong nước, đặc biệt là ngâm nước chứa công thức thảo dược giúp cải thiện lưu thông máu và năng lượng sống.
“Làn da là cơ quan lớn nhất của con người. Khi ngâm mình trong bồn nước ấm, tất cả lỗ chân lông sẽ mở ra, sẵn sàng hấp thụ các đặc tính của thảo mộc được hòa vào nước", bác sĩ Kim nói. Ngoài ra, khoáng chất cùng với các nguyên tố như magie, canxi, natri, sunfat và các nguyên tố xuất hiện tự nhiên trong nước suối nóng khác có thể là phương pháp làm dịu tâm trí, cơ khớp, cải thiện tiêu hóa và tái cân bằng hữu hiệu ngay tại nhà.
Phương Mai
Vết đốt trên cổ bệnh nhân
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt mò, điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau 2 ngày đièu trị theo phác đồ, tình trạng sốt của bệnh nhân đã được kiểm soát, các tạng có dấu hiệu hồi phục.
Theo TS Tình, sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis gây nên. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đặc hiệu thì dễ dẫn đến suy đa tạng, tử vong 50-60%.
Mầm bệnh Rickettsia orientalis có trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm-thú nhỏ, được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò (Leptotrombidium). Bệnh không lây từ người sang người. Ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, các hang đá hoặc gốc cây nơi có các loài gặm nhấm sinh sống.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng hay gặp ở lứa tuổi lao động. Bệnh có thể gặp rải rác trong năm nhưng hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng.
Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác hoặc bỏ sót, đặc biệt khi không tìm thấy vết mò đốt và bệnh đã ở giai đoạn nặng suy đa phủ tạng, đặc biệt là phổi, tim, gan…
Sốt mò hiện vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, bác sĩ thường dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm vết thương để xác định.
Bác sĩ thăm khám sức khoẻ cho bệnh nhân
Thời gian ủ bệnh khi bị mò đốt từ 6-21 ngày. Bệnh nhân sau đó thường sốt cao liên tục, rét run, đau đầu, mỏi người. Vết loét ngoài da ban đầu là nốt phỏng, tiến triển hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4-5 ngày sẽ vỡ ra thành nốt kích thước 0,5-2 cm, có vẩy đen, bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch.
Vết loét gặp trong khoảng 80% các trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm như nách, bẹn, bộ phận sinh dục, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn, mông.
Do đó, nếu một số bệnh nhân bị suy đa phủ tạng không rõ nguyên nhân, dùng kháng sinh thế hệ mới không cải thiện có thể thử điều trị theo phác đồ sốt mò. Kháng sinh điều trị sốt mò là những kháng sinh thế hệ cũ, giá thành thấp nhưng rất đặc hiệu.
Sau dùng thuốc, nếu đúng sốt mò, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân cải thiện rất nhanh chóng, đặc biệt là dấu hiệu sốt, sau đó là cải thiện các tạng bị suy.
Để tránh ấu trùng mò đốt, bác sĩ khuyên khi đi vào nương rẫy, đồi núi, người dân cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây.
Thúy Hạnh
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa cấp cứu thành một một trường hợp sốt mò, bệnh đã tiến triển thành suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao.
" alt=""/>Người phụ nữ Hà Nội suy gan do sốt mò